Cầu trùng

  Nguyên nhân:
Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển. Đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này.
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào niêm mạc ruột. Loại ký sinh trùng này thường sống và phát triển trong tế bào ruột gây phá huỷ tế bào ấy. Hậu quả là gây viêm ruột từ trạng thái nhẹ kiểu viêm ca ta, hay còn gọi là viêm xuất dịch tới viêm xuất huyết làm niêm mạc, hạ niêm mạc và cả những lớp cơ ruột bị thương. ở các thể bệnh, phân gà thường lẫn máu.
Có đến 9 loài cầu trùng, ở đây chỉ đề cập đến một số loài quan trọng, hay gặp phải:
1. Cầu trùng ở manh tràng gà do Eimeria tenella trên niêm mạc manh tràng gây viêm xuất huyết cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi. Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc 'hơn. Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám. Có các đám mũ, bã đậu kèm máu.
2 Cầu trùng ruột non cấp tính do Eimeria necatrix là loài gây bệnh nhiều nhất trong các loài ký sinh trùng ở ruột non, gây ra cấp tính nặng, thường xảy ra ở gà 6-8 tuần tuổi. Bị bệnh cầu trùng ruột non, gà bỏ ăn, xù lông, ỉa chảy ra nhiều nước lẫn lượng lớn dịch muội và dịch hoại tử, có lẫn máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra.
3 Cầu trùng mãn tính do các loại cầu trùng ký sinh ở gà như Eimeria maxima, Eimeria mivati,... quan trọng nhất là Eimeria acervulina, có thể do 2 loài Eimeria tenella (cầu trùng manh tràng) và Eimeria necatrix (cầu trùng ruột nong Gà ốm ăn ít, chậm lớn, bệnh xuất hiện từ từ, ỉa lỏng nhiều, gà gầy, đẻ giảm, chất lượng trứng kém, niêm mạc ruột viêm, có những vệt xuất huyết.
 Biện pháp : 
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi gà để'chuồng trống một thời gian. Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài chuồng, phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ. Nền chuồng phải sát trùng kỹ bằng dung dịch xút 2% đun nóng (nếu có điều kiện) hoặc đốt chém lửa kỹ. Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa. Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá. Chú ý diệt chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.
   Trị bệnh:
 Sử dụng  các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc Furazolidon, Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40 g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút'cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.

Nguồn: ganoi.com
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.