Ké Chậu


I. Định nghĩa: Tùy cách gọi ở mỗi miền mà phần đệm ở dưới bàn ngón của chân gà được gọi là bàn đế, bàn chậu, củ bàn, vv... đây là phần thịt mềm nằm ở giữa 4 ngón chân gà nếu ta lật ngửa bàn chân gà lên để xem. Trong bài viết này tác giả sẽ dùng chữ đế chậu để gọi cho thống nhất và dễ hiểu. Tùy theo loại gà chọi nhưng có thể chia ra làm 3 loại đế chậu ở gà như sau: 

- gà đế chậu lớn và dầy. (loại 1 - đế chanh) 
- gà đế chậu vừa phải, không lớn quá. (loại 2 - đế chùm ruột) 
- gà đế chậu khô và nhỏ. (loại 3 - đế nhãn khô hay còn gọi là nhãn nhục) 


Hình trên diễn tả đế chậu của gà (phần metatarsal pad)


Như đã phân loại đế chậu gà ở trên ra 3 loại ta thường gặp thì hầu hết khoảng 60% gà có loại đế chậu vừa phải; khoảng 30% gà có loại chậu lớn và khoảng 10% gà có đế chậu khô và nhỏ. 
Chứng bệnh sưng đế chậu thường xảy ra cho gà có đế chậu loại 1 và loại 2. Riêng gà có đế chậu loại 3 thường thấy ít bị căn bệnh này hơn gà có đế chậu loại 1 và loại 2. 

II. Nguyên nhân gây bệnh sưng đế chậu. 

Gà đi lại nhiều nên đế chậu được dùng như là chiếc giầy hay dép ở loài gà khi tiếp xúc với mặt đất, nền chuồng là nơi chứa đầy vi trùng và vi khuẩn. Do đó việc nuôi gà ở những nơi có gạch đá, xi măng cứng hay chuồng có mắt lưới dễ làm trầy xước, rách lớp da ở đế chậu của gà. Do ít ai nuôi gà chăm sóc đến đế chậu của gà mà chỉ chăm sóc hình dáng, hình lông nên đế chậu của gà là một nơi gà dễ bị nhiễm trùng và dần dà trở nên nặng mà không biết. Người nuôi gà chỉ để ý đến khi đế chậu của gà bị sưng to lên hay gà đi lại khó khăn, khập khiểng thì mới nhấc bàn chân nên xem xét thì việc nhiễm trùng đã trở nên nặng. Nếu chủ gà mỗi ngày nhấc đế chậu gà lên xem xét và săn sóc chu đáo (nếu gà mới bị thương) thì việc phục hồi thương tích ở đế chậu cũng nhanh chóng và dễ dàng chứ không tốn kém và mất thời gian. Lý do chính của bệnh sưng đế chậu là do vết thương bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus - gọi tắt là Staph, vi khuẩn này có trên da gà và ở trong môi trường chung quanh. Thường thì vi khuẩn này không gây ra tác hại gì nhiều nếu da liền lặn và không có vết thương hở miệng. Vi khuẩn gây ra nhiễm trùng và làm cho vết thương mưng mủ khi lọt qua vết thương và bắt đầu xâm nhập cơ thể. Đôi khi vi khuẩn này trở nên "superbug" tức siêu vi khuẩn và lờn các loại thuốc trụ sinh như penicillin, amoxicillin và oxacillin nên nếu có dùng trụ sinh loại này cũng không trị được. Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp gà bị sưng đế chậu nhưng chích hay cho gà uống trụ sinh vẫn không có tác dụng giúp cho việc sưng đế chậu thuyên giảm. 

III. Cách phòng bệnh. 

- Tránh nuôi gà trong chuồng có lưới mắt cáo, hay lưới đan bằng giây thép dễ làm xước da hay cắt đứt da ở vùng đế chậu ở chân gà. 
- Tránh nuôi gà ở những có gạch, đá, xi măng có góc cạnh sắc. 
- Tránh xoay xổ hay vần gà trên vùng có gạch đá sân cứng. 
Nuôi gà hay xoay xổ gà trên sân cứng, sân xi măng tuy không làm cho đế chậu gà bị thương ngay nhưng sẽ làm cho đế chậu của gà chai lại và làm cho lớp da biểu bì khô đi và tạo ra những vết nứt nẻ (như những người có gót chân da dầy lên và bị nứt nẻ), đây là lúc đế chậu gà dễ bị nhiễm vi khuẩn staph. Để tránh gà bị chai đế chậu nên nuôi gà ở sân mềm có rải cát cho sạch và dễ quét dọn. Việc xoay xổ gà cũng vậy, nên dùng sới có trải cát mềm và đã được làm ướt. 
- Kiểm soát đế chậu của gà thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày khi cho gà ăn hay lau lót cho gà. 

IV. Cách trị bệnh sưng đế chậu. 

Chữa theo lối dân gian: có một số người tin vào cách trị bệnh sưng đế chậu theo lối dân gian, thí dụ như dùng các vị thuốc nam, hoa quả và thậm chí cả bèo bồng (bèo Nhật bản) và bùn non được phủ lên nền chuồng. Có người cho rằng áp dụng những cách trên gà sẽ được chữa lành nhưng cũng có người cho biết "chả ăn thua gì !" và không có kết quả khả quan. Cách dùng bèo bồng trải lên sân chuồng như 1 lớp độn, vì bèo xốp và mềm sẽ giúp việc gà đi lại bớt đau ở phần đế chậu hơn. Còn việc dùng bùn non để nền chuồng mềm và ẩm ướt, ngoài việc giúp gà đỡ đau khi đi lại trong chuồng còn có tác dụng làm cục ké hay ngòi ké ở chân mềm ra, giúp cho việc giải phẩu hay nhổ cùi ké ở đế chậu được dễ dàng hơn. Nhưng nếu trong trường hợp vết thương đã có mủ và làm độc thì cách trị theo lối dân gian không thể nào trị dứt căn bệnh và có nguy cơ nặng hơn nếu vi khuẩn staph xâm nhập vào máu và hệ thống tuần hoàn. Riêng những bài thuốc Nam thì tác gỉa chưa có cơ hội kiểm chứng xem kết quả như thế nào. 
Nguồn: ganoi.com
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.
Bản quyền © 2021 MobiFone Cà Mau | Địa chỉ: 132C Nguyễn Tất Thành, Phường 8, Thành phố Cà Mau, Cà Mau | Tel: 02903.837.655.